Thưa ông Bùi Tín,
Ông cũng đã sai lầm khi viết rằng quân đội là do "đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo".
Sự thật là cộng sản tận cuối tháng 12-1944 mới cho ra đời được một trung đội vũ trang, do Hoàng Quốc Việt làm lễ trao cờ ở Tân Trào. Nhìn tấm ảnh chụp thì chấy có chừng ba chục mống là cùng, với Võ Nguyên Giáp làm trung đội trưởng. Trong hồi ký của trung tá Nguyễn Văn Rạng, một trong số người của cái trung đội ấy, có kể là được học tập "điều lệ của Việt Minh" mà thôi.
Về Việt Minh (cả tên là Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội) ra đời từ 1936, do cụ Hồ Học Lãm, một người Việt Nam yêu nước, lập ra ở bên Tàu, nhằm tập hợp mọi cá nhân có chung mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam, có thể có đường lối khác nhau, nhưng cùng sinh hoạt trong tổ chức này để được chính phủ Tưởng Giới Thạch khi đó cấp kinh phí cho hoạt động. Tổ chức ra đời, có đăng ký với trung ương Quốc Dân Ðảng của Tàu.
Khi Hồ Chí Minh bị tướng Trương Phát Khuê bắt bỏ tù vì nghi là hoạt động cho cộng sản, Hồ năn nỉ để được các cụ Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, nhân danh Việt Minh, bảo lãnh cho ra tù. Hồ xin gia nhập Việt Minh và xin được về hoạt động ở biên giới Việt-Hoa. Chính nhờ cái "lốt Việt Minh" che đậy bộ mặt dra-cu-la cộng sản mà Hồ đã đánh lừa được nhóm thanh niên gồm hơn 40 người do tổ chức Việt Cách của cụ Nguyễn Hải Thần móc nối qua Tàu và được Trương Trung Phụng huấn luyện về quân sự. Cái nhóm đó chính là bọn Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba, Trần Sâm, Hồng Kỳ... sau này, tưởng Hồ là Việt Minh thứ thiệt nên chịu để Hồ giảng dạy về "Ðiều lệ của Việt Minh", và họ quay về nước hoạt động phát triển Việt Minh.
Cho nên Việt Minh thật ra không phải là tổ chức của cộng sản. Ðiều lệ của Việt Minh không khát máu, nói chung, như cộng sản, nên nó có hiệu quả hơn khi vận động quần chúng tham gia.
Ðội lốt Việt Minh, Hồ đã cướp không được hơn bốn chục cán bộ khung và dễ dàng mở rộng địa bàn ở biên giới. Vì thế, Hồ đã liên lạc với Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt để họp ở Cao Bằng (1941) đưa ra âm mưu mượn danh Việt Minh hoạt động cho cộng sản. Sau này chúng trân tráo rằng Việt Minh là do chúng nặn ra!!!
Nhờ trong lốt Việt Minh, bọn Hồ đã dựng ra được cái gọi là "cách mạng tháng tám 1945". Và, để chắc ăn hơn, Hồ cho giải tán đảng cộng sản Ðông Dương.
Nếu cộng sản có "uy tín trong dân" thì tại sao bọn cộng sản lại tuyên bố giải tán đảng của chúng? Và, còn ma mãnh hơn nữa, trong thư gửi tướng Trần Tu Hòa (18), đề ngày 19-12-1945, Hồ khẳng định: "Việt Minh không phải là một đảng chính trị", mà có nhiều thành phần tham gia.
Có thể ông (và một số người khác) sẽ hỏi: tại sao Hồ lại nắm được chính quyền?
Ðúng là Hồ đã nắm được chính quyền, không phải do Ðảng Cộng Sản của Hồ được dân tín nhiệm, không phải các đảng phái không cộng sản yếu kém, như sau này các bồi bút cộng sản xuyên tạc sự thật lịch sử.
Ðảng Cộng Sản Ðông Dương của Hồ có được dân Việt Nam tín nhiệm không, thì chỉ nguyên cái việc vào thời điểm nước sôi lửa bỏng như vậy mà chúng phải tự giải tán đảng cũng đã là một câu trả lời rõ ràng nhất rồi. Có điều là các đảng phái không cộng sản; các nhân sỹ, trí thức yêu nước; các phong trào quần chúng tự phát; các tổ chức tôn giáo; cho đến cả hoàng đế Bảo Ðại, chính phủ Trần Trọng Kim v.v... đều chỉ biết vui mừng thấy sau khi Nhật đảo chính Pháp, thì đến lượt Nhật đầu hàng đồng minh (15-8-1945), nằm yên chờ giải giới. Mọi người đều náo nức thấy sau gần 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ, nền độc lập của đất nước đã lấp ló như rạng đông nên mất cảnh giác, dễ dàng để Hồ lừa. Mọi người, mọi tổ chức (trừ Hồ và bọn chóp bu của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương) đều đấu tranh cho mục tiêu của độc lập, không có tham vọng thống trị như Hồ và bè lũ cộng sản, vì thế Hồ đã lừa đảo tất cả để cố "cướp lấy chính quyền", là cái mục tiêu chủ yếu mà thực dân đỏ Nga-Xô giao nhiệm vụ cho hắn khi thành lập Ðảng Cộng Sản Ðông Dương từ 1930. Cho nên khi ấy chẳng ai nghĩ đến "cướp chính quyền" trong tay chính phủ Trần Trọng Kim của hoàng đế Bảo Ðại, loại trừ Hồ và bè lũ là có âm mưu đó. Chúng dựa hơi vào các cuộc tuần hành tự phát của quần chúng và của các đảng phái không cộng sản, biến cuộc biểu dương lực lượng lập lờ thành sức ép của quần chúng, và qua tên Tôn Quang Phiệt, móc nối với thư ký riêng của hoàng đế Bảo Ðại là Phạm Khắc Hòe, để tên này báo cáo láo với hoàng đế Bảo Ðại, khiến Ngài vốn không thích cầm quyền nên đã sẵn sàng thoái vị, trao quyền lại cho toàn dân. Lòng lương thiện cả tin của từ hoàng đế Bảo Ðại cho đến cụ Trần Trọng Kim và các nhân sỹ, trí thức yêu nước đã dễ dàng bị mắc quả lừa của tụi cộng sản.
Thành công bằng sự "tháu cáy" đó nên Hồ sợ phản ứng của nhân dân. Hắn vội vàng mời hoàng đế Bảo Ðại làm cố vấn tối cao, cho Phạm Khắc Hòe (thư ký của Bảo Ðại) làm đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ; mời hầu hết các thành viên trong chính phủ Trần Trọng Kim tham gia chính phủ; mời các nhân sỹ, trí thức có tên tuổi, các quan lại cũ như thượng thư Bùi Bằng Ðoàn (cụ thân sinh của ông Bùi Tín); khâm sai đại thần Phan Kế Toại; tổng đốc Hồ Ðắc Ðiềm; các tri phủ Tạ Quang Ðạm, Dương Văn Ðàm v.v..., dùng Vũ Ðình Huỳnh, một người gia đình họ hàng là công giáo toàn tòng, làm trong ban thư ký, để yên lòng giáo dân và từ đó đi Phát Diệm gặp Ðức Cha Lê Hữu Từ mời vào ban cố vấn. Hồ còn đề nghị cấp tiền nuôi dưỡng cho các bà vợ của các vua Thành Thái và Duy Tân. Hồ còn đến Văn miếu dâng hương đức Khổng Tử; dự giỗ tổ Hùng Vương, làm kỷ niệm ngày mất của Phan Chu Trinh... và đề nghị hoãn lệnh của chính phủ Trần Trọng Kim triệt hồi và truy tố các tham quan (19), xin được hợp tác với các đảng phái không cộng sản, và tuyên bố giải tán đảng cộng sản Ðông Dương.
Thủ đoạn lưu manh chính trị đó đã giúp Hồ được mọi người coi như là một "nhà nho yêu nước", nhất là Hồ cho loan tin rằng Hồ là con một phó bảng, đã từng được chung sống với cụ Phan Chu Trinh ở Paris (Pháp). Và được cụ Phan dạy cho nghề ảnh. Cùng lúc Hồ cho tung tin Hồ giống như công tử Trùng Nhĩ (tức Tấn Văn Công trong Ðông Chu liệt quốc). Cho nên phần lớn không coi Hồ là cộng sản và sẵn sàng vì việc chung của đất nước mà hợp tác với Hồ.
Cho nên cái gọi là "cách mạng tháng tám" không có đổ máu. Ðó là một sự chuyển tiếp hòa bình quyền lực cho toàn dân mà tụi lưu manh cộng sản đội lốt Việt Minh giành phần, bịa đặt "cướp công" thành "cướp chính quyền"; bịa chuyện đánh Nhật, đuổi Pháp mà trên thực tế Pháp đã bị Nhật lật đổ và đến lượt Nhật bị đồng minh bắt hàng không điều kiện. Chỉ đến khi nhận được ấn, kiếm của hoàng đế Bảo Ðại trao cho, tụi cộng sản mới... hơi lòi bộ mặt lưu manh trộm cắp. Ðó là việc tên Trần Huy Liệu cho giết Phạm Quỳnh và con là Phạm Giao và Trần Huy Liệu còn cưỡng ép vợ Phạm Giao làm vợ lẽ của hắn. Hai cha con Phạm Quỳnh, Phạm Giao không liên quan gì đến chính phủ Trần Trọng Kim.
Ở Việt Nam, chính phủ Trần Trọng Kim có thể tạm ví như chính phủ dân chủ Kêrenski ở Nga tháng 2-1917. Và Hồ đã áp dụng kiểu như Lê-Nin với Kêrenski. Có điều bọn cộng sản Hồ Chí Minh không được quần chúng đông đảo hậu thuẫn, tổ chức mỏng và lực lượng vũ trang có mỗi trung đội của Võ Nguyên Giáp và Chu Văn Tấn, vì thế Hồ phải giải tán đảng cộng sản Ðông Dương và chui đầu núp vào danh tiếng của hoàng đế Bảo Ðại, của các thành viên trong chính phủ Trần Trọng Kim, của các đảng phái không cộng sản, của các nhân sỹ, trí thức có tên tuổi, của các vị lãnh đạo tinh thần có uy tín, nhằm tạm thời che đậy bộ mặt Việt gian, tay sai của thực dân đỏ Nga-Xô.
Nếu không kịp thời giải tán Ðảng Cộng Sản Ðông Dương và lờ đi cái tên Nguyễn ái Quốc, chắc chắn toàn dân Việt Nam sẽ không mơ hồ để phải chịu đựng quãng thời gian làm nô lệ cho thực dân đỏ gần dài bằng nô lệ cho thực dân Pháp (tính cho đến nay).
Mặc dù đa số đang ngây ngất men chiến thắng vì Pháp đổ, Nhật đầu hàng Ðồng Minh, được tự do đi lại ăn nói hội họp nên mơ hồ, nhưng vẫn không ít người sáng suốt nhìn được rõ con quỷ đỏ dra-cu-la Hồ Chí Minh, như Trương Tử Anh của Ðại Việt, như Lý Ðông A, như Khái Hưng, như Ngô Ðình Diệm v.v... và sau vụ này là Ðức Cha Lê Hữu Từ, cụ Trần Trọng Kim và cả cố vấn tối cao Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Ðại). Vì thế Hồ đã cho mật lệnh thủ tiêu những người yêu nước không là cộng sản, kể cả những nhân vật trotskít như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm... cũng như vu khống, bôi nhọ uy tín của các đảng phái không cộng sản và lãnh tụ của các đảng phái đó.
Khi đã nắm được chức chủ tịch của Chính phủ liên hiệp, một trong những mối lo hàng đầu của Hồ là phải nắm lực lượng vũ trang. Ðể tránh lộ liễu, Hồ để những nhân vật không đảng phái hoặc đảng phái khác nắm bộ quốc phòng, cụ thể là Vũ Hồng Khanh làm bộ trưởng, thế là VNQDÐ của Vũ Hồng Khanh há miệng mắc quai khi Hồ cử các nhà quân sự của VNQDÐ vào Nam, như tướng Nguyễn Bình, Nguyễn Văn An v.v...Rồi Hồ lấy cớ cần người có uy tín ký Hiệp định Sơ Bộ 9-3, để cử cụ Vũ Hồng Khanh đi, nghĩa là lột chức đầy quyền lực của Vũ Hồng Khanh. Và Hồ đề cử luật sư Phan Anh, một người không đảng phái, từng là bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim, giữ ghế bộ trưởng quốc phòng. Như vậy làm sao ai dám ngờ dã tâm của Hồ. Tiếp theo, Hồ cho lập Quân ủy Hội song song với Bộ Quốc Phòng, và cử Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch Quân ủy Hội, và cụ Vũ Hồng Khanh, làm phó. (20)
Ngày 22-5-1946, Hồ ký sắc lệnh số 71 về việc tổ chức quân đội (hợp nhất của các đảng phái, kể cả bảo an binh của chính phủ tiền nhiệm Trần Trọng Kim) và gọi là quân đội quốc gia. (21)
Thời gian đó, ở phía Bắc, quân Tàu Tưởng, vào giải giới quân Nhật, gây nhiều chuyện nhố nhăng, quân Pháp lăm le quay trở lại. Còn phía Nam thì lính Pháp theo chân quân đội Anh vào giải giới quân Nhật bắt đầu gây chiến. Cả nước khí thế như núi lửa, thanh niên nam nữ ai cũng muốn gia nhập lực lượng vũ trang. Những nhà giàu bỏ tiền thành lập quân đội, như bà Cát Hành Long chẳng hạn, đã nuôi hàng trung đoàn quân và cả hai con trai cùng gia nhập quân đội. Dựa vào khí thế đó, Hồ đã đội lốt Chính phủ liên hiệp kêu gọi thanh niên nhập ngũ bảo vệ tổ quốc. Các trường quân chính được mọc lên.
Ngày 26-5-1946, Hồ cùng bộ trưởng quốc phòng là luật sư Phan Anh, chủ tịch quân ủy hội là Võ Nguyên Giáp lên Sơn-Tây dự lễ khai giảng lớp võ bị Trần Quốc Tuấn. Giám đốc trường là huynh trưởng hướng đạo sinh Hoàng Ðạo Thúy (không đảng phái) thay mặt trường nhận cờ Hồ tặng, có thêu tôn chỉ của quân đội quốc gia là: "Trung với nước, hiếu với dân". (22)
Thưa ông Bùi Tín,
Những điều chúng tôi nêu trên là trích dẫn từ sách, báo, hồi ký, tư liệu lưu trữ của cộng sản. Ðiều đó đã chứng minh rằng cộng sản không phải là kẻ tổ chức và lãnh đạo quân đội.
Vì lòng yêu nước, các đảng phái, các cá nhân không cộng sản đã hòa giải, hòa hợp với nhau và với cả Hồ để cho ra đời Chính phủ liên hiệp. Cái Chính phủ liên hiệp đó mới là cha đẻ ra quân đội hợp nhất của các đảng phái, của bảo an binh và mang tên QUÂN ÐộI QUốC GIA. Quân đội đó ra đời để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, với tôn chỉ: TRUNG VớI NướC, HIếU VớI DÂN.
(còn tiếp)
18) Tướng của quân đội Tưởng Giới Thạch. (Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 3 - Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà-Nội 1993), tr. 93
19) Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 3. Nhà xb chính trị quốc gia - Hà-nội 1993, tr.98
20) Bản sao biên bản Hội Ðồng Chính Phủ lưu trữ tại bảo tàng viện Hồ Chí Minh - Hà-nội
21) Bản chụp các sắc lệnh lưu tại bảo tàng Hồ Chí Minh - Hà-Nội
22) Báo Cứu Quốc, số 250, ngày 27-5-1946